Với những điều vừa phân tích, chúng ta đã thấy rõ hai yếu tố mang lại
trạng thái hạnh phúc cho mỗi người. Đó là yếu tố tác động từ ngoại cảnh
và yếu tố tiếp nhận từ nội tâm. Chúng ta cũng thấy rằng yếu tố nội tâm
đóng vai trò quan trọng hơn, vì chúng ta có thể chủ động rèn luyện để
thay đổi theo hướng tốt hơn, đồng thời cũng là yếu tố có ảnh hưởng liên
tục và lâu dài đến trạng thái tâm hồn của chúng ta. Khi hoàn thiện nội
tâm đến một mức độ nào đó, chúng ta có thể giữ được tâm trạng an vui
hạnh phúc trong bất cứ hoàn cảnh nào, ngay cả trước những biến cố bất
lợi nghiêm trọng nhất.
Tuy nhiên, đối với hầu hết chúng ta thì tác động của ngoại cảnh ở một
mức độ nào đó là không thể phủ nhận. Vì thế, để có được cuộc sống hạnh
phúc chúng ta cần có được những điều kiện ngoại cảnh thuận lợi nhất
định. Chẳng hạn, chúng ta cần có sức khỏe tốt, điều kiện mưu sinh ổn
định tối thiểu, môi trường tình cảm tốt đẹp với thân quyến, bạn hữu. Tất
cả những yếu tố đó đều góp phần trong việc mang lại cho ta một cuộc
sống hạnh phúc, và chúng không tự nhiên có được mà đòi hỏi sự nỗ lực xây
dựng của chúng ta. Nhưng trong mối tương quan với yếu tố nội tâm thì
tất cả những điều đó đều phải được xem là thứ yếu. Vì thế, chúng ta cần
phải chú trọng nhiều hơn đến sự rèn luyện, tu dưỡng tinh thần.
Nếu chúng ta biết vận dụng đúng hướng những gì mình có, chúng ta chắc
chắn có thể đạt đến một cuộc sống hạnh phúc hơn. Chẳng hạn, việc chia sẻ
khó khăn với những người chung quanh, giúp đỡ người hoạn nạn, nghèo khó
có thể làm chúng ta mất đi phần nào của cải vật chất, nhưng mang lại
cho chúng ta những giá trị tinh thần cao quý hơn, góp phần làm cho ta có
được cảm giác thanh thản an vui hơn. Mặt khác, tài sản của cải dù tích
lũy nhiều đến đâu cũng sẽ chẳng có ích gì nếu chúng ta triền miên sống
trong hận thù, căm ghét... Trong trường hợp này, sự giàu có không thể
giúp chúng ta được an vui thanh thản chút nào.
Sự an ổn trong tâm hồn là yếu tố quan trọng hàng đầu để có được một cuộc
sống an vui hạnh phúc. Như đã nói trong một phần trước đây, việc “làm
lành, lánh dữ” chính là một nguyên tắc căn bản bước đầu giúp chúng ta
dần dần đạt đến sự hoàn thiện tâm hồn. Thông thường, chúng ta có thể
diễn đạt quá trình này một cách cụ thể như sau:
Cách hiểu này không sai, nhưng nó chưa thực sự chính xác. Chúng ta nên hiểu theo như cách diễn đạt sau đây:
Khác biệt cơ bản trong hai cách hiểu này là ở chỗ, việc làm điều thiện
như một phương thức trực tiếp giúp chúng ta đạt được sự hoàn thiện tâm
hồn, không nhất thiết phụ thuộc vào kết quả của việc làm đó. Điều này
giải thích ý nghĩa của những việc thiện dù nhỏ nhặt nhưng mang lại hiệu
quả lớn lao, trong khi có những việc nhìn vào tưởng như rất to tát lại
chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Ý nghĩa việc làm phụ thuộc vào tâm ý, vào
lòng tốt của chúng ta khi thực hiện sự việc. Theo cách hiểu này, sự hoàn
thiện tâm hồn chính là mục tiêu nhắm đến khi chúng ta làm một việc
thiện. Tất nhiên là việc làm ấy đồng thời cũng mang lại một kết quả vật
chất cụ thể nào đó, nhưng điều đó không nhất thiết ảnh hưởng đến sự hoàn
thiện tâm hồn của chúng ta.
Như đã nói, việc “làm lành, lánh dữ” chính là một nguyên tắc bước đầu cơ
bản nhất. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả những gì chúng ta cần biết
trong việc hoàn thiện tâm hồn. Để tiến xa hơn nữa, chúng ta cần tìm hiểu
những phương thức chế phục, rèn luyện tâm ý để có thể đạt đến một trạng
thái tâm hồn thanh thản an vui trong bất cứ hoàn cảnh nào. Tất nhiên,
đó là một mục tiêu đặt ra trong quá trình vươn lên, nhưng đạt được đến
đâu thì điều đó còn tùy thuộc vào sự nỗ lực tự thân của mỗi người.
- Blogger Comment
- Facebook Comment
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét