Vậy thật ra thuốc thôi miên là loại thuốc như thế nào ? hãy cùng CUOCSONGKHOE24H tìm hiểu :
Tại Việt Nam, mấy năm gần đây cũng có rất nhiều nạn nhân trình báo cơ quan công an rằng họ đã bị thôi miên đến mức ngoan ngoãn tự mở tủ đưa hết tài sản trong tình trạng vô thức.
Những vụ lừa đảo ở Việt Nam trong thời gian vừa qua có phải là bị thôi miên?
Trong trên thực tế có rất nhiều vụ phạm tội mà đối tượng vì một cách nào đó đã khiến nạn nhân nghe theo mọi lời đề nghị để đưa tiền cho chúng. Hiện nay cũng có nhiều người bị mắc lừa với thủ đoạn như sau: các đối tượng thường vô tình gặp nạn nhân (thường là phụ nữ, những người già) rồi vờ nói ra bệnh tật hoặc một nhược điểm trên khuôn mặt của họ kiểu như bị mộng mắt, bị nám da… rồi mách thuốc chữa… Hoặc nhiều đối tượng còn đến các cửa hàng kinh doanh nói có mối hàng giá rẻ, rồi lòng vòng dùng các trò “ảo thuật”… Và không hiểu với các chiêu thức lừa tinh vi đánh vào tâm lý muốn chữa bệnh, đánh vào lòng tham của nạn nhân hay là dùng các biện pháp thôi miên mà nhiều người đã nghe theo sự dẫn dụ của đối tượng tháo tất tật đồ trang sức đeo trên người, thậm chí còn về tận nhà mở tủ đưa tiền cho chúng.
Trước thông tin loài cây có tên là Borrachero, có nguồn gốc tại Colombia, dùng chế thuốc thôi miên “hiện đã có mặt tại Việt Nam”. Điều mà dư luận quan tâm đó là, liệu loại cây “thôi miên” này có phải là cây hoa loa kèn ở Đà Lạt – Lâm Đồng?
Loại hoa trên có tên là scopolamine, được bào chế từ cây borrachero – một loại cây dại mọc phổ biến ở Colombia. Thứ dược liệu chiết xuất từ scopolamine ấy “không màu, không mùi và không vị”, nhưng lại có khả năng tạo ra “những giấc mơ kỳ lạ” cho con người khi hít phải.
Cụ thể hơn, khi “trúng” scopolamine, nạn nhân sẽ rơi vào trạng thái vô thức và hoàn toàn vâng theo sự sai khiến của người khác. Theo nhiều tài liệu cho biết, tại Colombia, trong một số nghi lễ của cư dân bản địa, loại cây thuốc burundanga – một dạng khác của scopalamine – đã được sử dụng như một chất kích thích nhằm tạo hưng phấn cho con người. Thời gian gần đây, rộ lên thông tin rằng, loại “độc dược đáng sợ nhất thế giới” này đã được bọn tội phạm dùng để vô hiệu hóa các nạn nhân cho mục đích hãm hiếp, cướp giật...
Gần đây, nhiều nhà vườn Đà Lạt bỗng bất ngờ khi các giống hoa loa kèn mà họ vẫn thường xuyên chăm trồng từ trước đến nay lại được mang danh là “hơi thở của quỷ”; với tên khoa học là “araceae” hay “cây chân bê”, là cây ưa nắng, mọc thành bụi và có thể gây ngộ độc nếu ăn phải, hoặc gây hại nếu dính vào mắt...
Trong các loại loa kèn hiện đang phổ biến ở Đà Lạt, trừ các giống loa kèn đang trồng kinh tế trong các nhà vườn (các loại arum như arum lily, white arum...), loại hoa giống với borrachero của Colombia là hoa loa kèn hoang dại mọc khắp trên các đường phố của xứ sở sương mù này. Về hình thức, cây borrachoro của Colombia và loa kèn Đà Lạt rất giống nhau, nhưng có phải “hai mà một” hay không thì cần thêm những khảo sát và nghiên cứu khoa học.
Điều đặc biệt là loại cây Borrachero có hình dạng rất giống với cây hoa loa kèn ở Đà Lạt. Đây là loại cây thân mềm, chiều cao thân cây tối đa khoảng 5m, hoa có chiều dài trung bình 25cm, mùi thơm nhẹ, lá có vị đắng và lợ, hình thức giống lá thuốc lá. Điều đặc biệt, tất cả các bông hoa khi nở đều cắm đầu xuống đất, giống y hệt Borrachero.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng (72 tuổi) - Hội viên Hội Đông y Lâm Đồng - cho biết: “Suốt mấy chục năm hành nghề Đông y nhưng chưa bao giờ bà thấy tài liệu nào nhắc tới cây hoa loa kèn đang được trồng phổ biến tại Đà Lạt, cũng chưa có một đơn thuốc Đông y nào có chứa loại cây này”.
Nhà sinh vật học Lương Văn Dũng, phó Trưởng khoa Sinh học, Trường đại học Đà Lạt: Tên Borrochero không phải là tên khoa học của loài cây này mà chỉ là tên gọi địa phương tại Colombia bước đầu xác nhận “hai loại cây này cùng họ và cùng chi,“chúng là một”: “Hai cây (borrachero của Colombia và loa kèn Đà Lạt) có hình thức rất giống nhau, nhưng hợp chất trong cây có giống nhau hay không thì chưa thể khẳng định”.cây Borrochero ở Colombia và cây người Đà Lạt thường gọi là hoa loa kèn có phải là một hay không…
Cũng theo ông Dũng, cứ cho rằng chúng là một, nếu hướng nghiên cứu và ứng dụng “loa kèn Đà Lạt” vào mục đích thiện chí thì loại cây “hoang dại” này không phải là không có ích!
Theo một cuốn phim phóng sự của phóng viên hãng tin VICE, thì đây là loại thuốc mà bọn tội phạm thường dùng để xóa trí nhớ và làm mất ý thức tạm thời của nạn nhân. Loại thuốc có tên Scopolamine hay còn gọi là “Hơi thở của quỷ” có nguồn gốc từ cây Borrachero, loại cây dại mọc phổ biến ở Bogota, Colombia.
Thứ dược liệu vô cùng nguy hiểm này “không màu, không mùi và không vị”, nhưng lại có khả năng tạo ra “những giấc mơ kỳ lạ” cho con người khi hít phải. Theo Tiến sỹ Stephen M.Pittel, người chuyên nghiên cứu về văn hóa thuốc ở San Francisco, cho biết: “Bọn tội phạm ở khu vực Nam Mỹ thường dùng loại thuốc này bỏ vào nước sau đó bí mật vẩy lên mặt nạn nhân nhằm “thôi miên” nạn nhân.
Đó chính là lý do mà trong vài năm gần đây, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phát đi lời cảnh báo cho các du khách nên cẩn trọng với “bọn tội phạm ở Colombia sử dụng các loại thuốc gây tê liệt để tạm thời khống chế du khách và những người khác.”
Ở Bogata, Colombia và California, Mỹ, thuốc Burundanga thường được tẩm trong các thanh kẹo cao su, chocolate hoặc pha trong đồ uống hay phủ trên một mẩu giấy. Chỉ cần một liều rất nhỏ của loại thuốc này có thể khiến nạn nhân hoàn toàn quy phục, còn liều lớn hơn có thể gây nên tình trạng mất tri giác ngay lập tức và hội chứng mất trí nhớ ngắn hạn khiến nạn nhân không thể nào nhớ được những sự kiện vừa xảy ra.
Bộ Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Canada cũng đã khuyên công dân nước mình không nên du lịch tới những khu vực nông thôn hẻo lánh ở Colombia. Chính phủ Canada thì cảnh báo rằng nếu du khách tới Colombia thì nên tránh “đi tới các quán bar một mình” và “không bao giờ để đồ uống hay thức ăn của bạn lại mà không có người trông nom”.
Thủ đoạn phổ biến nhất mà bọn tội phạm thường áp dụng đối với các du khách đó là giả vờ đến hỏi đường trên một tấm bản đồ, rồi nhân lúc nạn nhân sơ ý thì thổi loại bột Burundanga được giấu trong một mảnh giấy vào mặt nạn nhân. Tuy nhiên bọn chúng cũng thường rất thận trọng khi áp dụng thủ đoạn này bởi Scopolamine có thể gây ra tình trạng hôn mê kéo dài và các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cho nạn nhân, thậm chí là tử vong.
Trên trang web của mình, Bộ Ngoại giao Colombia cũng cảnh báo những người có ý định “du lịch tới Colombia cần phải thận trọng với Scopolamien, thường được gọi là Burundanga, một loại chất hoàn toàn tan trong đồ uống hoặc được trộn trong thuốc lá hay thổi vào mặt” vốn được sử dụng rất phổ biến trong các vụ cướp tài sản và bắt cóc tại các quán rượu ở địa phương. Colombia cũng là một trong những quốc gia có tỉ lệ tội phạm bắt cóc cao nhất thế giới.
THEO NGUỒN : CUỘC SỐNG KHỎE 24H
0 nhận xét:
Đăng nhận xét